1. Gà chín cựa
Báo dulichphutho.com.vn viết gà chín cựa hay còn được gọi là gà nhiều cựa, là đặc sản nổi tiếng của Phú Thọ mà hơn hết là gà chín cựa của người dân tộc Dao ở bản Cỏi, xã Xuân Sơn, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ. Món thịt gà nhiều cựa của rừng Xuân Sơn được chế biến thành đủ các món như sào, hấp, nướng… thơm, ngon đậm đà, hơn hẳn các loại gà thông thường khác
Gà chín cựa được chế biến thành rất nhiều món ăn ngon hảo hạng. Ảnh:dulichphutho.com.vn
Gà chín cựa được chế biến thành rất nhiều món ăn ngon hảo hạng
2. Vịt nhồi lam
Món ăn đặc biệt này cũng giống như lam cơm, lam cá, là cách bà con người dân tộc nấu các món ăn trong những ống tre để trên than, lửa. Nó có vị ngon đặc trưng bởi sự hòa lẫn các loại gia vị Tây Bắc trong ống tre, và quan trọng là không bị bay mất mùi thơm, vị ngon của món ăn. Đầu tiên là thịt vịt, lọc xương, thái mỏng, nhưng vịt phải chọn vịt nuôi bằng ngô, thóc và thả ngoài suối, ngoài ruộng mới thơm. Vịt thái xong đem trộn hoa chuối xắt mỏng và các loại gia vị khác trong đó đặc biệt có hạt dổi và lá dổi, loại lá hiếm có của vườn quốc gia Xuân Sơn. Tất cả đem bỏ vào ống giang, nút kín và đun trên lửa cho đến khi không còn thấy sôi và sủi bọt nữa thì bỏ ra ăn.
![]() | Cạnh tranh bay Côn Đảo nóng lên, giá vé chỉ còn 1,6 triệu đồng |
![]() | “Nóng mắt“ vì chị dâu tương lai chưa cưới đã ngủ qua đêm, mặc đồ ngắn sắp cỗ, cô gái bỗng bị mắng ngược |
Vịt nhồi lam. Ảnh: dulichphutho.com.vn
Vịt nhồi lam
3. Cua suối, ốc suối
![]() | Cạnh tranh bay Côn Đảo nóng lên, giá vé chỉ còn 1,6 triệu đồng |
![]() | IPhone 12 sắp ra mắt, iPhone đời cũ đồng loạt “bốc hơi” gần 10 triệu đồng |
Trang thông tin của tanson.phutho.gov.vn viết cua suối hay còn gọi là cua đá sinh sống ở trong các khe núi đá. Vào mùa hè, thường là vào lúc chiều nhá nhem tối cho đến hết đêm, cua bắt đầu bò từ núi đá ra các khe suối. Khi đó, bà con rủ nhau đi bắt cua bằng tay. Ban ngày, cua lại chui vào hang trong các khe núi, nên nếu muốn bắt được cua thì phải có cần và mồi bằng giun đưa vào hang để dụ cua cặp vào mồi rồi kéo ra
Cua suối - món ăn độc đáo của đồng bào dân tộc miền núi. Ảnh: Bát Trảm Đao
Cua suối - món ăn độc đáo của đồng bào dân tộc miền núi
Ốc suối được người dân bắt ở dưới suối, sau đó chế biến thành nhiều món ăn như ốc xào gừng, ốc nấu bỗng rượu để làm đồ nhắm trong bữa cơm
Món ốc nấu bỗng rượu. Ảnh: tanson.phutho.gov.vn
Món ốc nấu bỗng rượu
![]() | Dòng tâm sự chua xót của cô gái đi XKLĐ: Bạn sẽ phải sống như cỏ dại |
![]() | Gái 30 chưa lấy chồng, bố mẹ ngay lập tức “tách khẩu” |
4. Rau sắng
Rau sắng Xuân Sơn là loại rau quý hiếm và có giá trị. Cây sắng thuộc loại cây gỗ nhỏ, có cây cao tới hơn 10m, đường kính thân tới 20- 30cm, vì vậy muốn hái lá non thường người ta phải trèo lên cây để hái. Rau sắng có hai loại sắng nếp và sắng tẻ. Rau sắng, bao gồm cả lá non và các đọt thân, thường được sử dụng để nấu canh. Canh rau sắng có thể nấu với một trong các nguyên liệu xương lợn, tôm nõn giã nhỏ, giò sống, thịt gà, cá rô, cá quả… mỗi thứ một vị, đều rất thơm ngon và bổ dưỡng.
Đặc sản rau sắng Xuân Sơn
Đặc sản rau sắng Xuân Sơn
5. Lợn mán
Nhiều năm nay đồng bào các dân tộc trong Vườn Quốc gia Xuân Sơn đã nuôi được giống lợn lửng đặc trưng và lợn rừng để chế biến các món ăn đặc sản. Người Dao ở đây chỉ mua một đôi lợn giống thuộc dòng lợn ri màu đen tuyền, trán dô, mõm dài, tai chuột, tầm vóc nhỏ, một năm tuổi chỉ đạt 10-15kg rồi thả vào khu rừng gần nhà để chúng tự dũi đất, tha lá cây làm ổ, kiếm ăn, sinh đẻ. Thức ăn của lợn là các loại côn trùng như giun, dế, ốc; các loại lá cây, củ, quả.
Thịt lợn mán. Ảnh: svhttdl.phutho.gov.vn
Thịt lợn mán